Mình chỉ là lính mới, vẫn chưa nhìn hết được màu sắc của công việc mà mình chọn. Người ta hay nói công việc mình chọn là công việc những người không biết làm gì ở Nhật mới làm, nhưng đối với mình, với những người vẫn đang hừng hực nhiệt huyết muốn thay đổi, muốn cống hiến và kết nối Nhật Việt, thì công việc của mình dù nhàm chán, dù nhiều bất cập, vẫn đáng để thử. Chỉ cần thật sự muốn làm, thì hãy làm.
Ưu điểm:
– Phiên dịch, biên dịch trên nhiều ngành nghề, vốn từ vựng được mở ra.
– Học được kỹ năng quan sát, phán đoán đánh giá tính cách con người thông qua cách làm việc.
– Có thể tiếp xúc với xưởng, tầng lớp lao động chân tay của Nhật bản, để thấy mặt tối cũng như mặt sáng của Nhật.
– Rèn được tiếng Nhật tự nhiên, vì người ở xưởng ít người biết cách nói sao cho người nước ngoài hiểu, nên chỉ có thể quen và phát triển tự nhiên về tiếng Nhật.
– Học được cách đối ứng với các vấn đề phát sinh.
– Học được kỹ năng quản lý con người.
Khuyết điểm:
– Hầu như môi trường tiếp xúc là tns nên thế giới quan bị hẹp 1 chút. Sáng nói tiếng Việt, chiều về nói tiếng Việt tiếp, hầu như mọi phiền não đều đến từ người Việt.
– Tns năm đầu tiên đến Nhật rất chăm chỉ, được đánh giá rất cao. Nhưng sang năm thứ 2 trở đi, những bạn nào ngoan thì không bàn tới, còn lại có những bạn thuộc thành phần cá biệt hơi thông minh, nhạy bén 1 chút thì biết tìm kẽ hỡ của công việc và trở nên ranh ma. Và bị nhịp độ của quen việc nảy sinh ra tâm lý chủ quan, không muốn học hành tiếng Nhật, làm việc không an toàn..v…v.. Và trở nên wagamama ( không biết nghĩ cho ng khác, chỉ nghĩ cho bản thân mình) => những đối tượng này chuyên gây ra vấn đề.
– Việc làm mang tính học tập chủ động. Nếu thuộc dạng người ù lỳ, sau khi quen nếp công việc thì ảnh hưởng môi trường tác động buộc phải học rất thấp, nên sẽ có xu hướng đi xuống. ( Cái này tùy tính cách, có người tự tìm ra cách học và phát triển bản thân, có người không làm được vậy.)
– Lương rẻ, tăng ca ít ( tùy theo số lượng tts và vấn đề phát sinh nên ko mang tính chất ổn định)
Lời khuyên cho những ai nhắm đến công việc này:
Giống như cô giáo của 1 lớp học sinh cá biệt. Ngoài yêu cái công việc mình làm, tự tìm niềm vui trong công việc thì nói thẳng không thể làm lâu dài vì bị sức ép của công việc, bị nhàm chán theo thời gian, và những vấn đề nảy sinh mà xử lý không khéo léo. ( Nghĩa là bạn khéo léo, bạn cầu tiến, bạn ham học hỏi thì có thể phát triển theo cách của mình được )
Còn…
Những bạn dự định làm việc này vì chạy theo nhu cầu thị trường và vì không còn có việc gì khác có thể làm ngoài việc này, xem đây là lựa chọn cuối cùng ( buộc phải chọn) thì mình nghĩ nên suy nghĩ lại. Vì các bạn làm gương cho người khác soi theo, hướng những bạn tts theo con đường mới, và nâng cao ý thức của tts, nên nếu không nghiêm túc với việc quản lý tts thì tốt nhất chọn nghề khác.
Và khi đã chọn rồi, xin đừng suy nghĩ làm tạm cho đến khi tiếng Nhật giỏi rồi chuyển việc khác. Thực tế, muốn giỏi tiếng Nhật thì có rất nhiều cách để giỏi. Mình từng thấy nhiều người làm quản lý tts nhưng không hề giỏi, thậm chí là đi thụt lùi, nên mình không nghĩ đây là công việc có thể mang đến khả năng học tiếng Nhật, nếu bản thân không chủ động học hỏi, thích nghi cũng như lội ngược dòng để tỏa sáng. Hihi
Suchanより
Mình không hiểu rõ TTS ở vấn đề này là gì? Đồng thời công việc quản lý TTS này có gì nổi trội?