Lưu ý khi đi xe máy 50cc 「原付 Gentsuki 」

Lưu ý khi đi xe máy 50cc 「原付 Gentsuki 」
( Đối với các bạn đổi bằng Việt Nam sang Nhật )

Mình viết bài này vì mình đã từng bị cảnh sát phạt vì cái tội vô tội vạ theo thói quen lưu thông của người Việt ( dĩ nhiên không phải ai cũng vậy, chỉ vì mình cũng là 1 đứa rất vô quy tắc )

Đọc thêm bài cũ : Đổi bằng lái xe máy ở Nhật.

Đối tượng áp dụng:
– Những bạn đổi bằng lái Việt Nam sang gentsuki của Nhật. ( Nghĩa là mang kiến thức có sẵn ở Việt Nam áp dụng vào luật lệ ở Nhật)
– Những bạn không học sách giáo dục về giao thông ở Nhật.



Những điểm lưu ý:
Về cơ bản, không có sự khác nhau giữa luật giao thông ở Việt Nam so với Nhật Bản. Chỉ khác 1 vài việc là ở Nhật nghiêm khắc hơn, nên có những luật ở Việt Nam vẫn ok, nhưng sang Nhật để cảnh sát bắt thì bị tốn tiền và không “tiền trà nước” để đi được đâu. Hic
1. Những nơi bắt buộc phải dừng.

Mình từng bị phạt ở lỗi này, vì thấy không có ai cả, đường lại nhỏ và không có nguy hiểm gì ( suy nghĩ theo thói quen ở VN vì ở nơi vắng người dù là ngã tư vẫn đi thẳng )
Tiền phạt : Từ 5000-6000 yên
Đúng luật: Khi dừng lại thì nhìn sang trái, sang phải xác nhận người đi đường rồi mới băng qua.

Tương tự với trước đường ray xe điện, dù vắng, dù trễ, dù không có ai cũng bắt buộc phải dừng lại xác nhận an toàn rồi mới đi tiếp.

2. Cách rẽ phải ở ngã tư lớn. ( Rẽ theo 2 giai đoạn )
Việc hướng qua làn đường dành cho rẽ phải, rồi rẽ là cách rẽ phải thông thường, nhưng thật ra chỉ áp dụng cho đường nhỏ, đường 2 làn ( làn chạy thẳng+rẽ trái và làn rẽ phải).
Đối với 3 làn đường trở lên hoặc có xuất hiện bảng thông báo như thế này thì phải theo hướng dẫn của bảng thông báo. ( Gọi là rẽ phải theo 2 giai đoạn 2段階右折 – 2 dankai usetsu )

( Bởi vì nếu rẽ như đường 2 làn sẽ nguy hiểm như hình bên phải )

Đúng luật: chạy thẳng lên góc đèn đối diện ( gần vạch đi bộ ) và chờ tín hiệu đèn thay đổi rồi băng qua đường theo góc vuông như hình vẽ.

Lưu ý:
Nếu có bảng hướng dẫn ( bên trái ) thì dù là đường 2 làn, vẫn phải rẽ phải theo 2 giai đoạn. Ngược lại có biển cấm ( bên phải ) thì dù là đường 3 làn trở lên, vẫn cấm rẽ theo 2 giai đoạn ( trường hợp này chắc là đi đường vòng)

3. Cấm gentsuki lưu thông
Gentsuki sẽ không được vào các đoạn đường cao tốc. Vì vậy cách an toàn nhất là chọn quốc lộ mà đi. Tuy nhiên cũng có những đoạn quốc lộ nhưng lại trở thành cao tốc tạm thời. Nên sẽ có những đoạn gentsuki bị cấm lưu thông ( Xe máy trên 125cc mới được phép lưu thông). Thông thường sẽ có những biển báo như sau:

4. Tốc độ tối đa của Gentsuki
Đối với những nơi có biển báo tốc độ tối đa, ví dụ là 50km/h thì thường là áp dụng cho xe oto, còn tốc độ của gentsuki lúc nào cũng tối đa là 30km. Đi đường vắng như đường núi thì chỉ cần kiểm soát được tốc độ thì không sao. Còn đến nơi trung tâm thành phố đông người thì nên tuân thủ tốc độ tối đa của gentsuki.





Tóm lại,

Trên đây không phải là toàn bộ luật lệ dành cho gentsuki. Chỉ là 1 số điểm lưu ý để các bạn điều khiển gentsuki 1 cách an toàn và không bị vi phạm luật, tránh bị phạt vì thiếu hiểu biết. Với những điểm lưu ý của mình, các bạn có thể tự tin an tâm tham gia giao thông và có thể đi phượt xa để thay đổi không khí.

Suchanより

 

Comments

comments

2 COMMENTS

Hưởng

Ad ơi cho em hỏi không dừng lại ở điểm ngã ba bị công an bắt nhưng họ chị kiểm tra giấy tờ nhưng không thấy đưa giấy phạt ạ

返信する
Nguyễn thị phương

Ad cho em hỏi em bị dán giấy phạt dừng xe trái phép và có gửi giấy phạt về nhà. Em có nộp phạt đầy đủ. Vậy lỗi như thế có bị trừ điểm không và em bị 4 lần dán giấy như thế thì có phải đi học lại không? Em đi xe 50cc ạ

返信する

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close
error: Tôn trọng bản quyền!!!