Lưu ý: Dưới đây là những câu hỏi về phỏng vấn khi ứng cử làm quản lý thực tập sinh thôi.
Vì nó dựa trên kinh nghiệm của mình. Mà mình thì ít kinh nghiệm về phỏng vấn những ngành nghề khác lắm.
Những câu hỏi liên quan đến công việc :
1.仕事内容?
Bạn có biết về nội dung công việc hay không?
=> Thường thì trong bảng yêu cầu về công việc họ sẽ giải thích cơ bản về nội dung công việc rồi, nhưng để thể hiện mình có “興味” với ngành nghề này, thì nên nêu chi tiết thêm về công việc ( có thể google )
Ví dụ: Làm quản lý tts thì ngoài phiên- biên dịch trong công việc , phải hỗ trợ về cuộc sống, và giải quyết những vấn đề phát sinh ( do thiếu hiểu biết, và thiếu ý thức của 1 số TTS chẳng hạn)
2. 転勤することはできますか。
Bạn có thể chuyển việc ( địa điểm) được hay không?
=> Dĩ nhiên là phải thể hiện mình là con người năng động và dịch chuyển thì dễ ăn điểm câu này hơn.
3. 給料はいくらぐらい希望していますか。
Nguyện vọng về lương?
=> Thông thường lương cơ bản ở các vùng quê từ 18man-22man tùy theo năng lực ( có trợ cấp) . Thành phố lớn thì từ 20man-25man ( có trợ cấp).
4.長所? 短所? Ưu điểm? Khuyết điểm?
=> Cái này mẹo thì nên phân tích xem tính chất công việc cần những ưu điểm gì. Và mình có ưu điểm nổi bật gì mà mình nghĩ là phù hợp với công việc đó. ( Nếu 3 cái thôi, hơn 3 là ngta nghe mà không nhớ vì nhiều quá)
Còn khuyết điểm nêu ít thôi, và nên có biện pháp kìm hãm khuyết điểm. ( Nêu 1 cái gây khó khăn nhất thôi)
Ví dụ: Suchan thì năng động, thích công việc chăm sóc người khác, thích dịch chuyển nơi này nọ kia.
Khuyết điểm thì nóng tính, làm việc theo cảm xúc => đưa ra biện pháp giải quyết.
Những câu hỏi về dự định tương lai:
1.ご家族は? Về gia đình:
1.1 家族は日本で働くことに同意していらっしゃいますか。
Gia đình bạn có đồng ý về việc bạn làm việc ở Nhật không?
=> Nên trả lời là đồng ý. Nếu gia đình ai có phản đối thì muốn trả lời thành thật nên nói thêm là đã thuyết phục ổn thỏa và ba mẹ dù lo lắng cũng đồng ý.
Trường hợp của mình là trả lời ba mình luôn mong muốn mình có cơ hội làm việc ở nước ngoài để được trải nghiệm nền văn hóa , văn minh khác.
1.2 結婚の計画は? Kế hoạch về việc kết hôn như thế nào?
=>Bạn nào ế lâu năm như mình. Mà lại không có kế hoạch kết hôn thì đừng dại dột trả lời KHẲNG ĐỊNH là tôi sẽ không kết hôn. Bởi vì trả lời như vậy chỉ khiến nhà tuyển dụng đánh giá mình thiếu nghiêm túc và không suy nghĩ cho người khác ( kiểu người sống ích kỷ )
Câu trả lời tốt nhất là :
- Hiện tại chưa có đối tượng, và cũng muốn kiếm tiền để phụng dưỡng ba mẹ trước. Nên vẫn chưa nghĩ đến việc kết hôn trong 3-5 năm nữa.
- Hiện có người yêu, nhưng cả 2 đều đang đầu tư về sự nghiệp để ổn định kinh tế trước, mới có thể nghĩ đến việc kết hôn ( dự đoán cũng khoảng 2-3 năm nữa).
Việc trả lời như vậy khiến nhà tuyển dụng có thể hiện bạn là người chỉn chu, có kế hoạch, dự định cho việc kết hôn ngay cả khi bạn đang còn độc thân.
(Trường hợp đã kết hôn )
1.3 家族はどこに住んでいらっしゃいますか。
Gia đình bạn sống ở đâu?
1.4 家族を日本へ呼ぶつもりはありますか。
Có dự định mang gia đình đến Nhật không?
=> Về thủ tục mang gia đình khá rất phức tạp, buộc công ty phải chuẩn bị 1 số giấy tờ nhất định ( thường là họ sẽ cảm giác phiền phức), vậy nên cũng cần chọn câu trả lời mang tính thời gian và đặt ngược câu hỏi lại cho nhà tuyển dụng để mang tính chủ động về kế hoạch.
Ví dụ: sau khi ổn định kinh tế và công việc, tôi mong muốn mang gia đình sang sớm nhất trong khả năng có thể. Vậy tôi phải làm việc trong bao lâu thì công ty sẵn sàng hỗ trợ về giấy tờ để tôi mang gia đình sang?
2. どうして日本で働きたいんですか。
Vì sao muốn làm việc ở Nhật
=> Câu trả lời mang tính tầm vóc về dự định tương lai sẽ dễ lấy điểm hơn. Trường hợp của mình là vì mình muốn làm cầu nối Nhật Bản- Việt Nam. Học những đức tính tốt của mình về phong cách làm việc của Nhật, những văn hóa hay, và sự khác nhau của thói quen, xã hội. Mà phải hòa mình vào, phải làm việc ở Nhật mới có thể cảm nhận được.
3. 日本で何年ぐらい働きたいと思っていますか。
Bạn muốn làm việc ở Nhật trong bao lâu?
=> 5 năm là con số ổn tạm chấp nhận được ( 3 năm thì hơi ít so với tầm nhìn của doanh nhân, công ty)
Mình trả lời là kế hoạch của mình là 5 năm, nhưng cũng muốn kết hôn và sinh con tại Nhật, để con được hưởng nền giáo dục tốt ở Nhật. Vì vậy cũng đang suy nghĩ, cân nhắc về vấn đề này.
4. 将来はどうしたいと思っていますか。
Tương lai bạn muốn làm gì?
=> Câu này tùy mỗi người, nhưng mình mong là mỗi người nên tự nâng cao ước mơ của mình ra xa 1 chút, cao 1 chút. Dù sao ước mơ, dự định tương lai cũng thể hiện bạn cầu tiến ra sao. Nên cũng góp phần đánh giá được tính cách của mình cho nhà tuyển dụng.
Trường hợp chuyển việc
転職の理由。辞めた理由 Lý do chuyển việc và lý do nghỉ việc cũ.
=> No comment
Ngoài ra,
Việc thể hiện tính cách bộc trực, thẳng thắn, chân thành là điều tốt ( đối với ai có tính cách này) nhưng đừng háo thắng, vội thể hiện cái tôi của mình ( giống Suchan hehe) dễ dẫn đến thất bại trong phỏng vấn ( bị rớt mấy lần). Đầu tiên nên tìm hiểu tính cách mình thuộc kiểu gì, phù hợp với công việc hay không, tính cách nào cảm giác không phù hợp lắm thì nên lưu ý kìm hãm nó lại, đừng có show ra, show là hỏng bét đấy :D.
Hồi mình đi phỏng vấn, cãi luôn cả người tuyển dụng, tại vì mà ấy là người Trung Quốc, chèn ép mình cái kiểu không thích, thế là phản bác luôn. Rồi bả tung 1 câu tiếng Trung với bác người Nhật ” bất khả dĩ”. Mà phát âm nghe cái hiểu luôn.
Cuối chào đi về, khỏi đợi điện thoại.
Đừng ! ĐỪNG ai nông nổi dại dột như mình nghen!
Suchanより
Trả lời