Bạn nào thích ăn Sushi thì sẽ không lạ lẫm với ly trà có nhiều chữ kanji này. Nó là các chữ kanji về các loại cá.
Vì mình có chút thắc mắc về Kanji nên hôm nay viết bài về nó hihi. Còn bạn thì có thể đọc được bao nhiêu chữ kanji trên ly trà này?
「鮭」サケ Cá hồi
Trong chữ Sake ngoài được cấu tạo từ bộ 「魚」 thì phía sau là bộ 「圭」tương truyền chữ này được mượn từ Kanji 「桂 カツラ」 tên 1 loài cây Chi tử kinh.
Cứ mỗi khi hoa cây này nở, cà hồi sẽ từ biển về sông. Nên được đơn giản hoá đi thành 鮭
Còn cách đọc Sake, nghe nói là do đồng âm với từ 「裂ける さけるbị chia ra」. Do thịt cá hồi rất dễ rơi nhỏ ra. Ngoài ra cũng hợp với rượu Sake nên cũng được gọi đồng âm luôn.
Suchan thích ăn cá hồi nhất <3
「鮪」マグロ Cá ngừ
Trong chữ「鮪」có bộ Hữu「有」ngoài nghĩa sở hữu như mình đã học thì ở đây mang ý nghĩa ” Bao quanh khu vực rộng lớn”. Đặc tính của cá ngừ là loài cá di cư, vùng hoạt động rất rộng, bao quanh khu vực biển rộng lớn.
Hoặc hiểu ngắn gọn là một loại cá “CÓ từ rất lâu đời ở Nhật Bản”.
Về cách đọc Maguro:
- Thuyết 1: Đôi mắt của Cá ngừ rất to và đen nên người ta gọi 「眼黒 マグロ」
- Thuyết 2: Cá ngừ bơi trong lòng biển sâu nên màu cũng bị nhìn thành màu đen hoàn toàn. Tiếng Nhật gọi là 「真っ黒 まっくろ」→「真黒 マグロ」
「鰹」カツオ Cá ngừ vằn
Trong chữ 「鰹」 có bộ「堅」 mang nghĩa 「堅い かたい」 là cứng.
Vì ngày xưa, để bảo quản, người ta mang phơi khô cá ngừ vằn. Khi khô, cá ngừ vằn cứng lại như một dạng cá gỗ
Rồi cá khô đó bào ra thành 「かつお節 かつおぶし」 nè. Để rắc lên mì soba xào hay Takoyaki đó.
Mình chúa ghét mùi của cái quỷ này lắm luôn. Hehe
Thuyết về cách gọi かつお thì nghe nói là nếu so sánh cá ngừ vằn với cá mòi cơm (イワシ) thì cá mòi luôn thua và trở thành mồi ăn của cá ngừ vằn nên có tên là 「勝つ魚 con cá chiến thắng 」→「カツオ」
「鰯」イワシ Cá mòi cơm
Trong chữ 「鰯」có chữ 「弱い よわい」 vì đây là loại cá rất yếu thế, dễ chết, dễ thành mồi của các loài cá lớn khác.
Về cách đọc:
- Thuyết 1: Cách đọc cũ của 「弱し よわし」 rồi đọc dần dần thuận miệng hơn nên đổi thành 「いわし」
- Thuyết 2: Ngày xưa, chỉ có những người dân bần hèn, nghèo mọn mới ăn loài cá này. Nên dùng để chỉ loài cá dành cho dân mọn 「卑しい魚」→「いわし」
「鮎」あゆ Cá hương
「占」いに使ったためその字をあてられ、その動きの速さからアイヌ語で「矢」を表す”アイ”が転じ「アユ」とよばれるようになった。
「鯨」クジラ Cá voi
Trong đó bộ KINH「京」mang ý nghĩa to lớn, rất to lớn. Vì vậy đây là một loài cá to lớn của Đại dương.
Về cách đọc có rất nhiều thuyết, nên kể 2 cái nghe có vẻ có lý nhất thoai:
- Thuyết 1 : Tương truyền Hàn Quốc ngày xưa có một con dã thú to lớn gọi là クシシラt trong đó「ク=大きい lớn 、シシ=肉・獣 thịt – con thú 、ラ= hậu tố」rồi truyền đến Nhật bị tắt chữ đi thành クジラ
- Thuyết 2: Miệng của cá voi rất là to nên từ chữ 「口広・クチビロ miệng rộng 」đọc biến âm dần thành クジラ.
「鯖」さば Cá thu
Bao gồm bộ「青 màu xanh 」là vì thân màu xanh. Hihi, dễ hiểu dễ liên tưởng.
Cách gọi là nghe nói vì răng của cá thu rất nhỏ và khít nhau「「小歯(しば)」や「狭歯(せば)」 rồi bị đọc biến âm thành「サバ」
Kanji là từ HẢI 「海」và từ LÃO 「老」 kết hợp lại, nghĩa là ông già của biển cả. Bởi vì con tôm lưng cong như mấy ông bà già.
Cấu tạo của kanji thì bao gồm bộ CHU「周」 vì đây là loại cá có thể đánh bắt xung quanh「周囲 しゅうい」vùng biển Nhật, và đánh bắt quanh năm 「周年」
Về cách gọi là do cá có dạng phẳng nên người xưa gọi là 「平たい魚 ひらたいイオ」 tạo thành 「たい」 ( Đừng hỏi mình vì sao haha)
Viết đến đây thì quá mỏi lưng rồi bà con ạ. Thấy ngắn vậy chứ tìm hiểu rồi viết cũng 2,3 tiếng. Nên Suchan đành đi tắm và ngủ mai còn đi làm. Bữa sau tìm hiểu thêm được thì viết tiếp phần 2 nha.
Trả lời