Xó #2: Tips làm bài đọc hiểu – Cấu tạo văn chương

 PHƯƠNG PHÁP học tiếng Nhật của SUCHAN chính là ĐỌC HIỂU. 

Bởi vì đọc hiểu chính là xây dựng nền tảng để nâng cao kỹ năng nghe !

 

Một bài văn sẽ được cấu tạo bởi “TỪ VỰNG” , ” CÂU VĂN” và “ĐOẠN”.

Vì vậy chúng ta chỉ cần hiểu được mối tương quan giữa ” từ vựng với từng vựng”, ” câu văn với câu văn”, ” đoạn với đoạn” thì chính là ĐỌC HIỂU.

 

Trong đoạn văn thường chia ra làm 3 loại câu văn chính

  1.  事実文ー Tình trạng- thực trạng
  2. 説明文ー Giải thích- thuyết minh ( bao gồm dạng kiểu hỏi nghi vấn và câu trả lời có thể được xem là câu giải thích )
  3. 意見文ー  Ý kiến cá nhân

Như vậy, các đoạn văn sẽ được sắp xếp từ những loại nói trên để phân chia đoạn và chức năng. Khi luyện đọc cũng nên nhận thức và phân chia câu thành các loại, gọi là phân tích đoạn văn.

読解のポイント!

*キーワードを探せ!Tìm kiếm từ khoá trong đoạn văn
**意見文を探せ!Tìm kiếm câu mang ý kiến cá nhân
***接続詞に気をつけろ! Để ý các liên kết câu

*キーワードを探せ!

Từ nào được nhắc đi nhắc lại nhiều lần sẽ trở thành keyword, hãy khoanh tròn  nó để dễ nhận biết.

Hãy thử tìm keyword trong đoạn văn sau

例:

ミミズは、おもに土を食べて生きています。一日に、自分の体重の半分から同じくらいの量の土を食べるというのですから、おどろきです。

食べた土は、ふんとなって体のそとに出されます。ふんには、植物が育つためのえいようがたくさんふくまれています。

また、ミミズが土の中をうごきまわることで、すきまができ、空気や水の通りがよくなります。つまり、土をたがやすはたらきもしてくれているのです。

ミミズがげんきだと、土や植物もげんきになると言えるかもしれません。

 

(段野 松子「自然にムダなんてない!」による)

 

Mình làm đại khái như sau:

=>  Keyword: ミミズ、土、植物

意見文を探せ!

Đầu tiên định nghĩa 意見文 : là viết ra sự phán đoán của bản thân đối với kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân mình.

Tuỳ theo cấp độ, độ khó của ngữ pháp câu ý kiến cá nhân sẽ khó và dài dòng hơn. Nhưng đại loại thì là những dạng kiểu như sau:

「〜だろう」「〜のである。」
「〜ではないか」「〜のではないだろうか」「〜できないものか」
「〜べきである」「〜べきではない」「~たほうがいい」「〜ない方がいい」
「〜なければならない」「〜ざるを得ない」
「〜と思われる」「〜と言える」「〜と言わざるを得ない」
「〜には…ことだ」「〜には…が必要だ」「〜に必要なのは…ことだ」

Như vậy, đối với những dạng đọc hiểu, cần xác định suy nghĩ của tác giả, chỉ cần tìm cụm từ 意見文 thì sẽ tìm được đáp án.

 

*接続詞に気をつけろ!

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào 意見文 thì sẽ dễ rơi vào bẫy ” vòng vo tam quất” của người Nhật. Vậy nên cũng cần xác nhận liên kết từ.

Có 2 dạng liên kết từ:

– Đối lập ý nghĩa :

N4、N3:「しかし」 「ところが」 「ただし」 「もっとも」

N2、N1:「にもかかわらず」 「とはいえ」「と思いきゃ」「かえって」「むしろ」

– Tóm lại, đưa ra kết luận

「つまり」「要するに」「ということは」「このように」「従って」

 

Vậy sau khi phân tích đoạn văn xong thì ta có kết quả như thế này :

 

 

TÓM LẠI

 

Nhìn có vẻ phức tạp, nhưng nếu quen rồi thì rất dễ xác định. NHƯNG để quen được, các bạn cần luyện tập.

Vậy nên hãy luyện đọc nhiều nhiều vô, làm cho đầu của chúng ta tư duy, phân tích nhiều thì sẽ thành quen.

( Sách của mình cũng vì thế mà gạch tùm lum tùm la, còn đi thi tiếng Nhật thì cái đề tan nát hihi )

 

 

参考・Bài viết đọc hiểu, dịch và tham khảo từ sách:

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close
error: Tôn trọng bản quyền!!!