Cách viết câu văn: Viết mạch lạc

Mấy bữa nay Suchan phải ngồi dịch nguyên lý kinh doanh của một công ty dài ơi là dài. Mặc dù bác giám đốc rất giỏi và đã gầy dựng nên một công ty khá lớn. Nhưng phải công nhận là bác ấy viết văn dở quá. Mình dịch bài vã cả mồ hôi vì không hiểu bác ấy muốn nói gì, chủ ngữ ở đâu, cách nói thì dài dòng, từ ngữ thừa mứa.
 
Nên bây giờ Suchan ngồi post cái bài này. Để mấy bạn nào đang luyện viết thì luyện ngay từ trong trứng luôn, chứ để nở ra gà con thì hơi muộn rồi.
Văn nói thì sao cũng được. Chứ văn viết thì chú ý khi dùng mấy cái ngữ pháp giải thích dài dòng trong cùng 1 câu nha nha !
 
~という
=> mấy bạn mới học ngữ pháp này hay viết 作文 sakubun, là màu mè xài loạn cả lên.
 
~V普通形 +N : bổ ngữ cho danh từ.
=> Cái này trong 1 câu cũng nên hạn chế dùng nhiều bổ ngữ nhiều tầng lớp.
 
Mình trích 1 đoạn ví dụ:
 
ABCという名前、ブランドができたからといって、ABCの社員だということでお客様のところに行って認められるかというとそんなわけじゃないと思います。
Tôi nghĩ là nếu đi đến nơi của khách hàng và nói chúng tôi đã có cái thương hiệu, và tên gọi  ABC, và với việc là một nhân viên của ABC, thì chẳng thể nào có cái việc được chấp nhận đâu.
=> Bạn sẽ không thể nào được khách hàng chấp nhận nếu chỉ là một nhân viên của công ty ABC cho dù đã có thương hiệu.
Đó: nếu muốn sửa cho gọn lại thì xa rời văn bản ! Suchan phải sống sao đây. Huhu
Thôi, nói dài dòng rồi. Kaka. Mời các bạn đọc bài của người Nhật viết.



 
 
 
文章の書き方:簡潔に書く
Cách viết câu văn: Viết mạch lạc
 
 
 

文章を書く

遠回しな表現を削り、一読して理解できる文章にしましょう。簡潔な表現は、読み手の負担を小さくします。

Cắt bỏ những câu văn vòng vo, hãy viết những câu chỉ cần đọc qua là hiểu rõ ý đồ. Những câu văn mạch lạc sẽ làm giảm gánh nặng cho người đọc.

 

 

1-1. 無駄な表現を削る Bỏ hết những câu văn thừa đi

 

「省いても伝わる内容が変わらない文」=「不要な部分」です。

Cho dù bỏ nó đi cũng không làm thay đổi nội dung thì đó chính là những phần không cần thiết.

Ví dụ:

X 後回しにするよりも、なるべく迅速に取り掛かった方が良いのではないかと思います。

Tôi nghĩ rằng việc bắt tay thực hiện ngay lập tức thì tốt hơn là trì hoãn nó.

O なるべく迅速に取り掛かりましょう。

Chúng ta hãy ngay lập tức thực hiện nó thôi.

1-2. 一文内で同じ単語を繰り返さない Không lặp lại những từ giống nhau trong 1 câu.

 

同じ単語が頻繁に繰り返されると、まわりくどい印象を与えてしまいます。文脈から明らかに推測できる内容は思い切って削りましょう。

Khi lặp lại thường xuyên những từ giống nhau, sẽ tạo cảm giác dài dòng. Những nội dung có thể đoán được từ ngữ cảnh, hãy dứt khoát bỏ nó đi.

Ví dụ:

  このデザインの参考書を読めば、デザインの基本を簡単に理解できます。 Nếu bạn đọc sách tham khảo về design này, bạn sẽ dễ dàng hiểu được cơ bản về design.

O   この参考書を読めば、デザインの基本を簡単に理解できます。Nếu đọc sách tham khảo này bạn sẽ nhanh chóng hiểu được cơ bản về design.

1-3. 一言にまとめる Tóm gọn trong 1 câu xúc tích.

 

詳しく説明することが「分かりやすさ」につながるとは限りません。文章が長いほど、要点が埋もれやすくなるからです。

Việc giải thích kỹ không nhất thiết dẫn đến “Sự dễ hiểu”. Những điểm quan trọng sẽ bị lấp nếu câu văn dài dòng.

Ví dụ:

X  送って頂いた商品を送り直します。 Tôi sẽ gửi lại sản phẩm mà bạn đã gửi cho tôi.

O  商品を返送します。 Tôi sẽ trả lại sản phẩm.

1-4. 接続詞を使いすぎない Không sử dụng quá nhiều các từ liên kết

 

接続詞は「使うことで読み手が文脈を理解しやすくなる」ときにのみ使いましょう。接続詞が無くても、思った以上に伝わるものです。ただし、「しかし」、「一方」、「ただし」などの逆説の接続詞を削るときには注意が必要です。論理構造が見えづらくなる恐れがあるからです。

Hãy sử dụng liên kết từ cho những trường hợp “sẽ dễ hiểu hơn nếu dùng.” Dù không có liên kết từ, vẫn có thể truyền đạt được. Tuy nhiên cần lưu ý khi bỏ những liên kết từ mang ý phủ định như “ nhưng “, “mặt khác”,” tuy nhiên”. Vì sẽ có nguy cơ khó nhận ra được cấu trúc lý luận.

Ví dụ:

ニューヨークが好きだ。なぜならスポーツ観戦を思う存分楽しむことができるからだ。また、ミュージカルを観るのも楽しい。しかも、美味しいレストランもたくさんある。

Tôi rất thích New York. Nếu nói lý do thì là vì tôi có thể thưởng thức các trận thể thao nhiều như tôi muốn. Và xem nhạc cũng rất vui. Hơn nữa cũng có nhiều nhà hàng rất ngon.

O   ニューヨークが好きだ。スポーツ観戦やミュージカル鑑賞を思う存分楽しむことができるからだ。しかも、美味しいレストランがたくさんある。

Tôi rất thích New York. Bởi vì tôi có thể thưởng thức các trận thể thao và đánh giá âm nhạc bất cứ lúc nào tôi thích. Hơn nữa cũng có nhiều nhà hàng rất ngon.

1-5. 遠回しな表現を避ける Tránh những câu từ vòng vo tam quất.

 

類似した表現が複数あるときには、最も簡潔に伝えられるものを選びましょう。

Khi có nhiều từ gần giống loại, hãy chọn những từ có thể truyền đạt rõ ràng nhất.

Ví dụ:

内容の変更を保存してもよろしいですか? Tôi lưu trữ nội dung đã thay đổi có được không?

O  変更を保存しますか?Có lưu lại cái đã thay đổi không?

1-6. 一文を長くしすぎない Một câu văn không nên viết quá dài.

 

一文にたくさんの情報を詰め込むと「何についての説明をしているのか」が掴みにくくなります。句読点を使って複数の文に分割しましょう。

Nếu trong 1 câu văn có quá nhiều thông tin, thì sẽ khó nắm bắt được muốn giải thích về cái gì. Hãy dùng chấm câu và chia nhỏ những câu phức.

Ví dụ:

画面サイズを従来モデルから大きくし、通常モデルのiPhone 6は4.7インチ、大画面モデルのiPhone 6 Plusは5.5インチのディスプレイを搭載、広視野角でコントラストが高い「Retina HD display」を採用しています。 画面サイズは従来モデルより大きくなりました。/ 通常モデルのiPhone 6は4.7インチ、大画面モデルのiPhone 6 Plusは5.5インチのディスプレイを搭載しています。/ どちらも広視野角でコントラストの高い「Retina HD display」が採用されています。

Wikipedia-iPhone6より

1-7. 必要以上に詳細な内容を書かない Không viết quá chi tiết hơn mức cần thiết.

 

具体的に書くことは重要ですが、読み手が興味のない内容まで詳細に説明する必要はありません。

Viết cụ thể là điều quan trọng, nhưng không cần thiết phải giải thích quá chi tiết đến những nội dung mà người đọc không hứng thú đến.

Ví dụ:

X 初代iPhoneは2007年1月9日のアップル製品の展示会のひとつ「Macworld Expo 2007」で発表された製品です。 Chiếc iPhone đầu tiên là một sản phẩm được công bố tại Macworld Expo năm 2007- một trong những buổi triển lãm sản phẩm của Apple vào ngày 9/1/2007.

O 初代iPhoneは2007年に発表されました。 Chiếc iPhone đời đầu được công bố vào năm 2007.

 

Translate from: https://saruwakakun.com/life/write

 


Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close
error: Tôn trọng bản quyền!!!