ことわざ: 「猫をかぶる」

Câu thành ngữ, tục ngữ Nhật : ことわざ

 

Nhật Bản bước vào niên đại năm 70, nghĩa lớp người già ở thời kỳ hưng thịnh bước sang tuổi 70. Tóm lại là người già nhiều vô kể, đâu đâu cũng có nhiều cơ hội nói chuyện với người già, người lớn tuổi. Để bước vào trái tim họ, để hiểu họ, thì việc hiểu và sử dụng câu thành ngữ hơi bị quan trọng luôn. Đặc biệt, nếu người nước ngoài mà thốt ra câu thành ngữ nào quá hợp tình hợp lý, là người già đó sẽ cười khanh khách, khen mình thông minh và giỏi tiếng Nhật quá.

Suchan chỉ thuộc có mấy câu thôi, nhưng xài đi xài lại hết người này đến người khác, được khen hoài hoài à. Dạo này hay bị sếp la, bác người Nhật làm cùng thì hay chơi chữ nói thành ngữ, mình không hiểu răng rứa mô tê gì, nên bây giờ quyết tâm học thành ngữ. Mà học bình thường thì dễ nhớ mau quên, thành ra phải phân tích sâu, đi tìm tòi, học chậm nhớ lâu. Sẵn chia sẻ cho dân tình, bà con.

Rồi cả nhà cũng mang ra xài để được vễnh mũi khi nghe khen nha. Không có gì vui bằng được người già – tần g lớp khó tính nhất ở Nhật, công nhận và mở lòng đâu. Hihi


 

「猫をかぶる」

 

Cách đọc kanji

猫 ねこ con mèo

 

Ý nghĩa:

Đội lốt mèo, giấu đi bản chất thật, tỏ ra dịu dàng, nhẹ nhàng. Giả vờ ngu ngơ, ngây thơ.

Nghĩa tương đương với câu thành ngữ ở Việt Nam là “ Cáo đội lốt cừu” hoặc “ Giả nai tơ”

 

 

Nguồn gốc…

Vậy thì tại sao người Nhật lại không chọn con cừu như tiếng Việt, mà lại chọn con mèo nhỉ?

Lý do là:

Google search

Mèo là thú cưng tạo được ấn tượng là dễ thương, nhẹ nhàng, mềm mại. Nhưng cũng có những con mèo rất hung dữ, sẵn sàng vung móng vuốt ra. Ngoài ra cũng dễ dàng liên tưởng được đến họ mèo như Hổ báo, và mèo rừng. Nên mèo được xem là động vật có 2 mặt. Lúc không có chuyện gì thì kawaii kawaii nhưng khi có vấn đề gì đó thì hung tợn, thay đổi khác biệt.

Copy from google image

Sử dụng như thế nào ?

Copy from google image

– 「小さい子どもは初めて会う人には猫をかぶってしまう」

Trẻ con đối với người lần đầu gặp đều giả nai mất tiêu.

Copy from google image

– 「Aちゃんってさ、男の子の前でキャラ違わない?」

“Con nhỏ A đó, trước mắt mấy thằng con trai, nhân cách khác quá ha?”

「あー!わかる。いつもと全然違うー!あれ、猫をかぶってるよね!

“A, tao vô cùng hiểu luôn. Lúc nào cũng khác với mọi khi. Cáo đội lốt cừu rồi heng.”

 

- 「スーちゃん、昨日どうしたの?大人しかったね。何かあったの?」

“Su chan, hôm qua con sao vậy? Trông người lớn, nhẹ nhàng quá. Có chuyện gì xảy ra à?”

「ううん、猫をかぶってたわけだよ。好きな人がいましたから。笑」

“Dạ không, con giả nai thôi. Vì có người con thích ở đó. Hehe”

 

=> Chuyện này có thật với mình luôn, sau khi mình nói câu đó, bác hàng xóm bật cười khanh khách. Hihi

Ngoài ra, còn có câu nghĩa tương tự.

Copy from google

「借りてきたねこ」

Chú mèo được mượn về => vì lạ nên thường tỏ vẻ khác bình thường, và nhẹ nhàng, điềm tĩnh hơn.

 

Tóm lại,

Đừng tự giới hạn việc học của mình. Ví dụ như là mình không thích nói văn vẻ, nên không cần nói thành ngữ, nên không cần học v..v..

Nhiều khi dùng thành ngữ quen rồi, chỉ 1 câu mà nói lên biết bao nhiêu ý, đỡ giải thích dài dòng mới thấy cái lợi thế của việc đùng đúng câu, đúng ngữ cảnh nó đã như thế nào. Kaka


Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close
error: Tôn trọng bản quyền!!!