「親切な」、「優しい」の違い

Hôm nọ, bạn mình khen các bác trong xưởng là 「親切な人」, 1 phần vì bạn ấy phát âm 「つ」 chưa tốt, 1 phần vì ý nghĩa có hơi khác 1 chút, bình thường sẽ nói là 「優しい人」. Khi ấy mình chỉ biết là hơi kỳ kỳ thôi, dùng 「優しい人」thì sẽ đúng hơn. Nhưng không rõ lý do vì sao vì hầu như mình học tiếng Nhật bằng cách bắt chước vô thức , hôm nay mình ngồi tìm hiểu thử và viết bài, hi vọng nó giúp ích được cho các bạn mới học.

 

Cách đọc:

親切  しんせつ

優しい やさしい




1.親切  : tử tế

(Học ở Minna Nihongo từ những bài đầu nhỉ?)

Ví dụ:   「山田さんは親切な人です」

=> Với trường hợp này thì anh Yamada là người tử tế? Vậy tử tế như thế nào nhỉ?

 

「親切」 thường được sử dụng trong những trường hợp để nói về những người cố gắng làm việc gì đó cho đối phương, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn ( thiên về hành động nhiều hơn). Tỉ dụ như là chỉ đường nhiệt tình cho người không quen biết, đi xe bus đông người nhường chỗ cho người già, cầm giúp hành lý…v….v.. Nhưng sự giúp đỡ ( đối với người trong gia đình) lại không sử dụng 「親切」

Trở lại ví dụ trên. Khi nói anh Yamada là người tử tế. Thì theo cảm nhận của người nói thì anh Yamada hay giúp đỡ người khác ( dù là người không quen biết).

 

2.優しい hiền lành, tốt bụng

Ví dụ:  「山田さんは優しい人です」

=> Bây giờ thì anh Yamada hiền lành, tốt bụng như thế nào?

「優しい」  lại thường được sử dụng khi người đó hiền lành, tốt bụng, bao dung 「心が広い」, cho dù mình làm sai gì cũng ít khi nào nổi giận, luôn quan tâm giúp đỡ. Không chỉ đối với con người, đối với động thực vật cũng đối xử rất tôn trọng. Đối với người trong gia đình có thể sử dụng được 「 優しいお父さん、優しいお姉さん など」

3.「親切な」、「優しい」の違い

  •  「親切」  hành động “ tử tế” mang tính đạo đức, vì tinh thần muốn giúp đỡ nhau tự nhiên giữa con người với con người, mang tính thụ động, có được nhờ sự giáo dục, dạy dỗ.
  • 「優しい」 hành động “tử tế” mang tính bẩm sinh, bản chất có sẵn. Bao gồm cả sự “hiền lành, dịu dàng”.
  • Nếu nói về tình yêu, trong mối quan hệ tình cảm trong công ty, bạn bè, gia đình thì dùng 「優しい」 sẽ phù hợp hơn.

 

Tóm lại,

Phân biệt để tùy theo ngữ cảnh, dùng cho phù hợp hơn, mềm mại hơn và tự nhiên hơn. “Cảm từ” là những từ vựng tùy thuộc vào cảm nhận của người sử dụng mà dùng, nên cũng đừng nên cứng ngắt ép buộc người ta phải phân biệt rõ ràng theo ý mình. Bài phân biệt của mình chỉ nhằm mục đích để cả nhà hiểu rõ hơn về cảm xúc trong từ vựng thôi.

Suchanより

 



Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close
error: Tôn trọng bản quyền!!!