「~通し」,「~っぱなし」,「~づめ」、「~たまま」

pop526_退室時にはドアを開っ放しで

「~通し」,「~っぱなし」,「~づめ」、「~たまま」
Đều mang nghĩa là giữ trạng thái gì đó hoài, suốt, đến cuối cùng… vậy khác nhau như thế nào? Dùng ra sao nhỉ?

*「~通し」 mang ý giữ trạng thái đến cuối, tiếng Việt tạm dịch là ( xuyên) suốt.
食べ通し ăn suốt, ăn từ đầu đến cuối

*「~っぱなし」nguyên như vậy.
食べっぱなし chỉ ăn hoài…

Lưu ý phân biệt một chút :
Khi 「~っぱなし」được sử dụng thì thường mang ý ” vô trách nhiệm”. Theo ví dụ trên thì 食べっぱなし chỉ ăn mãi thôi, ăn rồi ko làm gì khác ngoài ăn, ko thèm dọn dẹp luôn. Còn 食べ通し ý muốn nói tiếp tục việc ăn mà không nghỉ mệt ( sau đó có thể dọn dẹp gì đó chưa biết.)
「~っぱなし」hay được sử dụng khi la mắng, nhắc nhở. Ví dụ, tại sao mày (vô trách nhiệm) để rác nguyên như vậy mà không đổ 「置きっぱなし」, hay sau khi sử dụng toilet xin đừng ( vô trách nhiệm) để mở nguyên nắp bồn cầu 「開けっぱなし」

*~づめ 詰め theo kanji nghĩa là đóng nguyên trong trạng thái đó. Khi sử dụng từ này, có cảm giác hơi cứng, nên dạng ngữ pháp này ko phổ biến lắm. Nhưng nên biết qua.
たちづめ : đứng suốt, đứng mãi…

*~たまま : động từ chia thể た + まま
Tại sao là たまま mà không phải là てまま hay るまま, theo mình nghĩ là ý biểu thị hành động đó xảy ra xong rồi sau đó, giữ nguyên kết quả của hành động đó. Nên thể た sẽ phù hợp hơn て và る ( thường dùng cho thì hiện tại và tương lai).
テーブルの上に置いたまま để nguyên trên bàn … ( đặt lên bàn xong rồi, giữ nguyên trạng thái đã đặt lên bàn)

Ngữ pháp trên là N3, N2 và cả N1. Mỗi cấp độ khác nhau như thế nào? Cá nhân mình phân tích ngữ pháp thì thấy cấp độ càng cao thì cảm xúc và cảm giác câu sẽ khác nhau. Ở minna chúng ta học những thứ tiền đề cơ bản nhất ( tức ngữ pháp thông dụng vô cảm vô ẩn ý, tùy theo ngữ điệu mà có thêm cảm xúc cho câu ), sau đó càng nâng cao cấp độ thì trong ngữ pháp, từ vựng đã có 1 chút cảm xúc, và ẩn ý rồi + ngữ điệu thì câu sẽ có vẻ thông minh, sắc sảo hơn, và tri thức hơn một tí.
Vậy nên N2, N1 không khó nếu Minna học chắc và vững vàng, sau này nâng cấp độ lên cũng dễ dàng phân tích và cảm giác được ý nghĩa dù chưa học.

“Đừng lo chạy khi đi còn chưa vững”. Mình học chậm nên sợ nghe những từ như học siêu tốc, tốc độ, 1 tuần, 1 tháng… Câu tục ngữ ngày xưa còn tác dụng lắm cơ ” Dục tốc bất đạt” ” 欲速不達 ”
Chúc cả nhà học từ tốn, tiếp thu tận cùng lớp vỏ cuối cùng, ko cần phải mải mê đuổi theo N3,2,1 mà quên đi cốt lõi của việc học.

Tham khảo từ sách : 日本語 なぜなに

Suchan より

 

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close
error: Tôn trọng bản quyền!!!